Xin chào các bạn!
Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn bắt đầu những dự án nhỏ với Banana Pi. Mở đầu là với Banana Pi M1
Banana Pi M1 là sản phẩm sử dụng chip Allwinner A20 lõi kép 1.0GHz CPU kèm theo là RAM 1GB DDR3. BPI-M1 không có Wi-Fi mà chỉ có LAN Gigabit trên bo mạch, kèm theo nó là cổng SATA 2.0 gắn được ổ cứng ngoài. Với cấu hình này thì Banana Pi M1 rất phù hợp để thiết kế bộ lưu trữ trên mạng online của riêng bạn mà không phụ thuộc vào các nhà cung cấp khác.
Nhắc đến lưu trữ trên mạng hay trên cloud, chắc chắn bạn sẽ nhớ tới các nhà cung cấp như Box, Google Drive, Dropbox v.v. Đây là những nhà cung cấp yêu cầu trả phí, vì sau khi hết phần miễn phí bạn sẽ phải trả phí cho các dung lượng phụ trội, hoặc traffic phụ trội. Hơn nữa, các bản lưu trữ trên cloud đó hầu như rất dễ bị xâm nhập, và bạn hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà cung cấp nói trên.
Giờ đây với xu hướng giảm tập trung hóa (Decentralizaion) bạn có thể tạo cho chính mình một dịch vụ lưu trữ trên cloud của riêng bạn, mà không phụ thuộc vào bất cứ ai, với một chiếc Banana Pi M1 này. Bạn cần:
- Banana Pi M1
- Bộ cable sata cho Pi, có thể sử dụng bộ của Orange Pi link kèm theo
- Một ổ cứng lưu trữ chuẩn SATA. Tốt nhất là ổ dạng thể rắn như SSD, nếu ít truy cập bạn có thể dùng ổ đĩa cứng thường
- Nguồn điện microusb ít nhất là 5v 3A, và ổn định. Vì nó sẽ nuôi cả Banana Pi và ổ cứng gắn trên đó
- Đường mạng ổn định tốt để có thể truy cập bất cứ đâu
Giờ là lúc cài đặt, có 3 phần như sau
1. Cài hệ diều hành cho Banana Pi M1
Các bản hệ điều hành của hãng cho Banana Pi M1 hầu như đều khá cũ, các bạn có thể tham khảo tại link sau: https://wiki.banana-pi.org/Banana_Pi_BPI-M1 . Tôi sử dụng bản Armbian tại link sau: https://www.armbian.com/bananapi/
Về cơ bản bạn có thể tải về bất cứ bản nào cũng được, nhưng để tiết kiệm tài nguyên vì Banana Pi M1 chỉ là chip lõi kép, nên tôi tải bản không có desktop là CLI và dùng bản Ubuntu jammy
Sau khi đã cài được hệ điều hành vào thẻ nhớ, cắm vào và khởi động Banana Pi, lướt nhanh qua quá trình khởi động ban đầu của Armbian, giờ đến lúc bạn mount ổ cứng ngoài nói trên vào hệ thống
sudo mkdir -p /mnt/nextcloud
sudo mount /dev/sda1 /mnt/nextcloud
về cơ bản nếu ổ cứng được nhận ra nó sẽ nằm trên đường dẫn /dev/sda1. Nếu không chắc ổ cứng ở đâu hoặc phải format ổ cứng lại, bạn có thể dùng lệnh sudo lsblk
để kiểm tra.
2. Cài docker
Chip A20 ARM này hoàn toàn có thể cài được Docker theo đúng như hướng dẫn tại trang chủ Docker link sau: https://docs.docker.com/engine/install/ubuntu/, nếu bạn dùng Debian, hãy lựa chọn hướng dẫn cho Debian.
Các câu lệnh tóm tắt lại là (chạy dưới account non-root)
~# sudo apt-get update
~# sudo apt-get install \
ca-certificates \
curl \
gnupg \
lsb-release
~# sudo mkdir -m 0755 -p /etc/apt/keyrings
~# curl -fsSL https://download.docker.com/linux/ubuntu/gpg | sudo gpg --dearmor -o /etc/apt/keyrings/docker.gpg
~# echo \
"deb [arch=$(dpkg --print-architecture) signed-by=/etc/apt/keyrings/docker.gpg] https://download.docker.com/linux/ubuntu \
$(lsb_release -cs) stable" | sudo tee /etc/apt/sources.list.d/docker.list > /dev/null
~# sudo apt-get update
~# sudo apt-get install docker-ce docker-ce-cli containerd.io docker-buildx-plugin docker-compose-plugin
Nếu mọi thứ ngon lành, đánh thử lệnh ~# docker version
hệ thống sẽ trả về thông tin về phiên bản docker của bạn
3.Chạy docker
Một câu lệnh docker đơn giản sau, đợi khoảng 15p và tận hưởng thành quả
~# docker run -d -p 4443:4443 -p 443:443 -p 80:80 -v /mnt/nextcloud:/data --name nextcloudpi ownyourbits/nextcloudpi nextcloud.orangepi.net
ở đây có 1 số biến cần thay đổi theo hệ thống của bạn:
/mnt/nextcloud
là đường dẫn của ổ cứng ngoài sau khi đã bạn đã mount vào Pi bên trên, nếu bạn dùng đường dẫn khác, hãy thay đổi nó- tên của container sẽ là nextcloudpi, nếu bạn cần đổi, hãy đổi nó ở sau
--name têngìđó
nextcloud.orangepi.net
là địa chỉ nếu bạn muốn truy cập nó từ bên ngoài, để truy cập từ bên ngoài bạn cần mở cổng NAT trên modem trong nhà bạn, sau đó dùng một dịch vụ Dynamic DNS bất kỳ để gắn với IP của bạn
Để kiểm tra lại thông tin, hãy truy cập https://IP_của_BPI:4443 để kiểm tra cài đặt NextCloudPI. Nếu truy cập từ trong mạng nội bộ , chỉ cần truy cập http://IP_của_BPI
Chúc các bạn thành công!